Công tắc cảm biến dòng chảy 220V là gì? Cách lắp đặt và sử dụng
Công tắc cảm biến dòng chảy 220V là gì? Cách lắp đặt và sử dụng
Công tắc cảm biến dòng chảy là một linh kiện rất quan trọng trong máy nước nóng. Khi có một dòng nước nhất định chảy qua, các mạch điện được kết nối và máy nước nóng bắt đầu nóng. Khi dòng nước dừng lại, máy nước nóng ngừng hoạt động. Công tắc cảm biến dòng nước loại từ điều khiển đóng/mở thông qua nam châm, an toàn và đáng tin cậy.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Công tắc cảm biến dòng chảy
2.1. Cấu tạo Công tắc cảm biến dòng chảy
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại công tắc cảm biến dòng chảy. Mỗi loại sẽ có cấu tạo khác nhau và cách sử dụng khác nhau. Nhưng nguyên lý hoạt động của chúng là tương tự nhau và sẽ có những thành phần cơ bản giống nhau.
Một công tắc bình thường sẽ được chia làm 2 phần chính: phần housing và phần cảm biến.
Phần housing: là phần phía bên ngoài của đường ống và là phần xử lý chính của thiết bị. Phần này sẽ bao gồm chân ren, switch on/off, dây dẫn….. Khi có tác động cơ học từ phần cảm biến thì công tắc dòng chảy sẽ trả về một trong 2 trạng thái là ON hoặc OFF.
Phần cảm biến: là phần tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng nằm bên trong đường ống. Nó có thể là dạng que, dạng mỏng… được làm bằng inox, đồng, thép…. Chức năng chính của nó là phát hiện dòng chảy và đưa tín hiệu về phần housing xử lý.
Tham khảo: Cảm biến mực nước
2.2. Nguyên lý Công tắc cảm biến dòng chảy 220V
Công tắc cảm biến dòng chảy có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Trong mỗi đường ống khi có chất lỏng chảy qua sẽ tồn tại một áp lực nhất định. Ngoài ra, tốc độ chảy của chất lỏng sẽ nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào áp suất trong đường ống, kích thước của đường ống. Nó sẽ hoạt động dựa trên nguyên tắc trên. Khi chất lỏng chảy trong đường ống với lực đủ lớn tác động lên công tắc thì nó sẽ trả về tín hiệu ON (YES). Còn ngược lại không có chất lỏng chảy qua đường ống thì thiết bị sẽ báo lại trạng thái OFF (NO).
3. Ứng dụng và cách lắp đặt Công tắc cảm biến dòng chảy 220V
3.1. Ứng dụng của Công tắc dòng chảy
Các loại cảm biến lưu lượng được sử dụng rất nhiều trong các nhà máy hiện nay. Với ưu điểm đơn giản dễ lắp đặt và sử dụng, giá thành rẻ, hiệu quả cao. Một vài ứng dụng thực tế như:
- Đo lưu lượng nước trong đường ống.
- Đo dòng chảy xăng, dầu trong đương dẫn.
- Sử dụng để bảo vệ máy bơm trong trường hợp máy bơm chạy không tải gây quá nhiệt, cháy máy bơm.
- Đo lưu lượng hóa chất, nước thải trong đường ống giúp phát hiện tắc nghẽn đường ống.
- Sử dụng đo mức chất lỏng trong tank, bồn chứa chất lỏng.
3.2. Cách lắp đặt Công tắc dòng chảy
Trên thực tế việc lắp đặt công tắc dòng chảy khá đơn giản. Như hình trên, chúng ta chỉ cần cắt đường ống làm đôi. Sau đó sử dụng co chữ T gắn vào. Hai đầu co chữ T nối vào đường ống. Đầu còn lại sẽ dùng để lắp cong tac dong chay. Phần ren kết nối sẽ tùy vào ren của cảm biến, co chữ T mà chúng ta chọn khớp nối phù hợp. Lưu ý, khi trên đường ống có nhiều co, van thì phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ công tắc đến co, van đó.
Chúng ta có thể sử dụng công tắc dòng chảy với bộ timer để điều chỉnh thời gian đóng, ngắt motor. Chúng ta sử dụng thêm timer để hẹn giờ bật/tắt motor nhằm tránh trường hợp báo giả hoặc độ chính xác của công tắc thấp
Xem thêm: Phao điện tử bồn nước - Những điều bạn cần biết cho gia đình bạn
4. Một số lưu ý khi sử dụng Công tắc cảm biến dòng chảy
Để Rơ le cảm biến dòng chảy hoạt động một cách chính xác nhất và tuổi thọ lâu dài chúng ta cần vệ sinh bảo dưỡng theo đúng cách.
- Trước khi bảo dưỡng công tắc dòng chảy:
+ Rút điện khỏi ổ cắm và ngắt nguồn điện.
+ Trước khi làm sạch, đóng van và bơm.
+ Nếu ống bị mòn hoặc nếu dư lượng chất rắn đã đọng lại trên van dòng chảy, dòng chảy chuyển đổi có thể phá vỡ. Trong trường hợp đó là bơm không thể hoạt động.
- Bảo dưỡng công tắc dòng chảy theo đúng quy trình:
+ Dùng tô vít mở 2 ốc ren.
+ Vệ sinh bên trong khoang công tắc dòng chảy
+ Vệ sinh đầu dò điện cực, đảm bảo bộ phận quay không bị vướng khi nước chảy qua.
+ Cuối cùng lắp lại như trang thái ban đầu và cho vận hành.